|
nguồn:blog.totalprosource.com |
Cách phòng chống mã độc (virus máy tính)
Theo
khuyến cáo của các chuyên gia bảo mật, để phòng và chống mã độc thì người sử dụng máy tính cần lưu ý nhiều điều. Tuy nhiên tự chung lại thì có 4 ý chính sau đây.
- Sao lưu dữ liệu
- Cập nhật phần mềm
- Sử dụng phần mềm diệt virus tốt
- Có ý thức sử dụng thiết bị
- Đặt mật khẩu đủ khó, thay đổi mật khẩu định kỳ thường xuyên
- Sử dụng bảo mật 2 bước.
Thực tế thì phần mềm diệt virus bảo vệ máy tính không tuyệt đối. Khả năng diệt virus của phần mềm antivirus chỉ khoảng 99% là thành công. Vì về nguyên tắc phần mềm diệt virus diệt virus dựa trên các mẫu hành vi của virus đã được phát hiện trước đó. Với các virus mới được phát tán mà chưa có trong cơ sở dữ liệu của phần mềm antivirrus thì khả năng diệt virus rất thấp.
Mặt khác nếu phần mềm diệt virus tốt mà hệ thống phần mềm chạy trên máy tính đã lỗi thời cũng giống như một ngôi nhà được bảo vệ kẻ trộm bằng cách đặt camera an ninh và lính gác tại cổng ra vào mà tường bao quanh đã bị thủng mấy chỗ vậy. Chỗ tường thủng cũng giống như các lỗ hổng của phần mềm cũ - chưa được cập nhật các bản vá.
Dó đó phần mềm được cập nhật là điều kiện cần thứ hai để chống virus phá hoại. Và điều kiện cần đầu tiên và quan trọng nhất là sao lưu dữ liệu. Việc nâng cao ý thức sử dụng thiết bị (gồm mật khẩu đủ khó và thay đổi thường xuyên, sử dụng xác thực 2 bước khi đăng nhập) là điều kiện đủ để bảo vệ dữ liệu và giao dịch trên thiết bị.
Hiện trạng sử dụng phần mềm trên máy tính
Hệ điều hành Windows và bộ phần mềm Office đã trở thành chuẩn mực phần mềm trên hầu hết các máy tính văn phòng tại nhà cũng như tại công sở hiện nay. Bộ đôi phần mềm này được người sử dụng tin dùng vì là họ đã quen với việc sử dụng phần mềm này từ khi Windows XP và bộ Office 2003 được sử dụng phổ biến.
Hiện nay các máy tính tại Việt Nam, theo ước tính của chúng tôi thì khoảng trên 50% vẫn đang sử dụng hệ điều hành Windows 7 với bộ MS Office 2007. Như thông báo của Microsoft thì
sau tháng 1 năm 2020 MS Windows 7 sẽ không được hỗ trợ cập nhật bản vá từ Microsoft. Bộ phần mềm MS Office 2007 thì đã không được MS hỗ trợ
từ tháng 10 năm 2017. Điều này có nghĩa là máy tính sẽ dễ bị mã độc phá hoại hơn nếu vẫn sử dụng các phần mềm cũ MS Office 2007. Và MS Windows 7 sau tháng 1 năm 2020.
Toàn bộ tài sản trên máy tính của người sử dụng là dữ liệu. Dữ liệu là tài sản quan trọng nhất. Bao nhiêu công sức và thời gian của bạn đã bỏ ra để có được dữ liệu bản vẽ, tài liệu và các bức ảnh, video của gia đình và công việc. Máy tính có thể mua lại được hoặc sửa được nếu bị hỏng, mất. Phần mềm có thể gài lại được nếu bị hỏng. Tuy nhiên, nếu dữ liệu mất thì có tiền cũng chưa chắc sẽ lấy lại số dữ liệu đó cho bạn nếu chúng bị mã hóa bởi virus hay ổ cứng bị hỏng mà không báo trước.
Vậy
sao lưu dữ liệu thường xuyên, kiểm tra bản sao lưu và
sử dụng phần mềm mới nhất sẽ luôn là hai điều quan trọng để dữ liệu của bạn an toàn trước mọi rủi ro từ mã độc hay do thiết bị hỏng. Bộ phần mềm mới nhất của MS là MS Windows 10 và Office 365 có đầy đủ những thứ bạn cần: dữ liệu an toàn và công việc được hiệu quả hơn.
Hệ điều hành MS Windows 10 và phần mềm đám mây MS Office 365
Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số lợi ích khi sử dụng MS Office 365 và hệ điều hành MS Windows 10.
Các lợi ích của Office 365
1) Hoạt động trên mọi thiết bị (máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh)
Phần mềm Office 365 chạy trên máy tính để bàn, máy tính xách tay, Macbook, máy tính bảng, iPad và điện thoại thông minh Android và iPhone. Do vậy chúng ta có thể làm việc mọi lúc, mọi nơi với bất cứ thiết bị nào chúng ta sẵn dùng và ở bất cứ đâu có kết nối internet wifi hoặc 4G.
2) Dữ liệu được an toàn
Dữ liệu được lưu trên hệ thống lưu trữ đám mây OneDrive. Do đó dữ liệu đảm bảo được an toàn với các rủi ro hỏng thiết bị hay dữ liệu, phần mềm trên thiết bị không làm việc. Đặc biệt, với các tài khoản đăng ký sử dụng thuê bao (tài khoản Office 365 trả tiền phí định kỳ) thì dữ liệu có thể được phục hồi khi bị ransomware mã hóa file. Lỗi người sử dụng xóa nhầm dữ liệu cũng không làm mất dữ liệu vì các file có thể được phục hồi theo các phiên bản lưu từng ngày trên OneDrive.
3) Dễ dàng chia sẽ và đóng góp.
Skype và MS Teams được tích hợp trong bộ Office 365 giúp cho việc liên lạc trao đổi giữa các nhân viên trong nhóm, trong một phòng ban hoặc một cơ quan được liên tục và thông suốt. Dữ liệu trao đổi được bảo mật. Dữ liệu được lưu online trên OneDrive nên các thành viên dễ dàng truy cập, chia sẻ cũng như đóng góp vào kho dữ liệu này.
4) Hệ sinh thái phong phú đáp ứng được các yêu cầu kinh doanh.
Bộ phần mềm Office 365 có đầy đủ các ứng dụng từ email, chat, quản lý dự án, lập mục tiêu công việc cũng như tạo báo cáo thông minh. Do đó, toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp có thể được thực hiện với bộ phần mềm đám mây MS Office 365.
Hệ điều hành Windows 10 đem lại các lợi ích cho người sử dụng
1) An toàn hơn (dữ liệu an toàn và phòng chống mã độc tốt hơn).
Windows 10 có cơ chế bảo mật cao hơn hẳn các phiên bản trước đó. Do đó, mã độc gần như bị vô hiệu trước hàng rào bảo mật quyền hạn của Windows 10. Lớp bảo vệ thứ hai của Windows 10 chính là phần mềm chống mã độc đã được tích hợp sẵn sau khi cài đặt. Phần mềm phòng và chống mã độc này làm cho máy tính được đảm bảo an toàn trước các virus ngay khi hệ thống vừa được gài đặt xong mà chưa có phần mềm diệt virus nào được setup.
Ngoài ra Windows Security có thêm tính năng phát hiện kịp thời các vấn đề về sức khỏe của máy tính để kịp thời cảnh báo đến người sử dụng.
2) Hoạt động nhanh hơn.
Thời gian khởi động máy tính trên Windows 10 nhanh hơn các phiên bản trước đó. Giúp chúng ta tiết kiệm thời gian. Hơn nữa, Windows 10 được tối ưu cho ổ cứng thế hệ mới SSD. SSD có tốc độ truy cập nhanh hơn ổ cứng thường 3 lần. Do đó các thao tác nhanh hơn rất nhiều.
3) Tương thích tốt trên các thiết bị mới (vi xử lý mới)
Windows 10 tương thích cả máy tính cũ và mới. Thực tế thì các máy tính khoảng 8 năm tuổi vẫn chạy Windows 10 tốt. Việc quản lý phần cứng trên máy tính cũng được Windows 10 làm tốt hơn. Pin được tối ưu hơn trên laptop. Drivers các thành phần như đồ họa, âm thanh và card mạng, chipset được Windows 10 tự động tải về và cập nhật. Việc này giúp cho gài đặt Windows dễ dàng hơn và đơn giản hơn.
* Giải thích thuật ngữ "Mã độc" (malware)
Mã độc (maleare) là phần mềm ác ý, còn gọi là phần mềm ác tính, phần mềm độc hại, phần mềm gây hại hay mã độc là một loại phần mềm hệ thống do các tay tin tặc hay các kẻ phá phách tạo ra nhằm gây hại cho các máy tính (dữ liệu trên máy tính).
Do định nghĩa, từ phần mềm ác ý sẽ bao gồm các loại phần mềm sau:
Các dạng mã độc nhiễm hoạt động độc lập.
Lây nhiễm qua Internet, USB, mạng LAN...
- Trojan
- Spyware: Tự động ghi lại các thông tin của máy tính bị xâm nhập
- Adware: Tự động hiện các bản quảng cáo
- Keylogger: Ghi nhận lại toàn bộ thao tác của bàn phím
- Backdoor: Mở cửa hậu cho kẻ khác xâm nhập
- Rootkit: Dạng mã độc "tàng hình" trước các chương trình kiểm soát file, tiến trình (process)..., tạo đường truy nhập cho kẻ xâm nhập trở lại.
- Một số mã độc nguy hiểm (ransomware):
- Wanna Cry
- Worm Sasser
- Baza